Đăng ký học joomla

Tin tức mới nhất

Thống kê truy cập

Truy cập trong ngày:258
Truy cập hôm qua:367
Tổng số truy cập:630458
Đang online: 18 Khách 

Pagerank là gì?

PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Khi nói đến PageRank người ta thường nghĩ đến ngay Google PageRank. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.

 

PageRank được phát triển tại đại học Stanford bởi Lary Page (cũng bởi vậy mà có tên PageRank) và sau đó bởi Sergey Brin như một phần dự án công cụ tìm kiếm mới.

Theo Google một cách tóm lược thì PageRank chỉ được đánh giá từ hệ thống liên kết đường dẫn. Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng. Tuy nhiên đó chỉ là những khái niệm sơ đẳng nhất mà Google hiếm khi thông báo chính thức. Trong thực tế, thuật toán PageRank phức tạp hơn rất nhiều. Và may mắn là như thế, nếu không trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ không còn tin cậy bởi những người lạm dụng thuật toán của nó, và có lẽ như thế, SEO mới là một nghệ thuật làm tốn nhiều giấy bút của Webmaster.

PageRank của Google hiển thị trên GoogleToolbar là một số nguyên từ 0 cho đến 10. Đơn vị PageRank có tỷ lệ logarithmic dựa trên khối lượng link trỏ đến cũng như chất lượng của những trang Web chứ đường link xuất phát này.

Chú ý là PageRank khác Traffic Rank của Alexa mà Webmaster Việt Nam rất khoái dùng.

Làm thể nào để tăng lượng truy cập website:

Một số chiến lược tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để hướng người dùng đến trang web của bạn và cải thiện khả năng hiển thị của các trang có thể tìm thấy trong Công cụ webmaster của Google. Chúng tôi đã nêu bật năm phương pháp mà bạn có thể tận dụng các công cụ bên dưới để cải thiện khả năng hiển thị của nội dung bạn đã nỗ lực làm việc để tạo ra.

1. Gửi tất cả trang của bạn đến chỉ mục Google - miễn phí.

Bằng cách sử dụng Công cụ Webmaster của Google để gửi URL, bạn có thể giúp trình thu thập thông tin web của Google thực hiện công việc thu thập thông tin trang web hoàn chỉnh và hiệu quả. Công cụ Webmaster cho phép gửi tất cả trang đến chỉ mục Google và công cụ đặc biệt hữu ích trong việc bảo đảm chúng tôi biết tất cả URL được tạo động hay các trang không được liên kết thoả đáng trên trang web của bạn. Nhưng vui lòng lưu ý: việc gửi một trang đến chỉ mục không bảo đảm sẽ bao gồm hay tác động đến Xếp hạng Trang và không thay thế tạo nội dung hữu dụng và hấp dẫn người dùng.

2. Tìm hiểu cách Google nhìn thấy trang web của bạn.

Khi bạn đã bảo đảm việc chúng tôi có quyền truy cập vào trang web, bạn có thể xem các từ phổ biến được sử dụng để liên kết với các trang của bạn và được Google nhìn thấy. Điều này cho phép bạn xem các xu hướng trong nội dung của trang web và có thể giúp xác định lý do bạn có thể xếp hạng cho những từ khoá cụ thể. Bạn cũng có thể xem trang nào có Xếp hạng Trang cao nhất theo tháng. Một số chủ sở hữu trang web ngạc nhiên khi nhận thấy điều này không phải luôn có trên trang chủ. Nếu trang nội bộ có Xếp hạng Trang cao nhất, bạn có thể cân nhắc bỏ ra nhiều thời gian hơn trong việc tối ưu hoá quảng cáo ở đó.

3. Chẩn đoán các sự cố tiềm năng.

Chúng tôi sẽ cho bạn biết nếu, và lý do tại sao, chúng tôi gặp phải sự cố khi truy cập vào trang web hay các trang cụ thể của bạn. Nếu chúng tôi không thể thu thập thông tin một trang, chúng tôi không thể lập chỉ mục trang này -- để sửa chữa bất kỳ lỗi nào chúng tôi liệt kê có thể giúp cải thiện mức độ bao trùm tổng thể. Nếu Công cụ Chẩn đoán Trang web của AdSense cho thấy bạn đang chặn trang từ MediaPartners-Google (trình thu thập thông tin AdSense), bạn có thể sử dụng công cụ phân tích robots.txt của Google dành cho webmaster để thử nghiệm các thay đổi cho tệp tin đó và bảo đảm những thay đổi này cho phép truy cập. Bạn cũng có thể xem những trang nào đang bị chặn từ các rô bốt Google khác - điều này cho phép bạn trải nghiệm với những thay đổi để xem chúng ảnh hưởng đến việc thu thập thông tin của trang web như thế nào.

4. Tìm hiểu những truy vấn nào hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.

Sử dụng công cụ webmaster của Google, tìm hiểu những truy vấn Google nào đã tạo tỷ lệ bấm qua cho trang web và nơi bạn được bố trí trong kết quả tìm kiếm cho truy vấn đó. Bạn cũng có thể xem dữ liệu cho thuộc tính và quốc gia cá nhân. Ví dụ: bạn có thể xem truy vấn từ người dùng đang tìm Hình ảnh Google tại Hoa Kỳ đã đưa trang web của bạn hiển thị trong kết quả. Bạn chỉ xem đặc tính và quốc gia mà trang web của bạn có dữ liệu.

5. Nhận bao gồm lại.

Nếu trang web của bạn đã biến mất khỏi kết quả tìm kiếm, hãy đọc qua Nguyên tắc chất lượng của Google, sau đó chỉnh sửa bất kỳ sự cố nào trên trang web của bạn và yêu cầu bao gồm lại từ tài khoản công cụ webmaster của Google. Vui lòng ghi nhớ rằng mẫu yêu cầu bao gồm lại chỉ có sẵn cho người sử dụng công cụ webmaster của Google.

 

Add comment


Security code
Refresh

thiet ke web chuan w3c

Dịch vụ seo website

seo website